Khoa Công nghệ sinh học đưa khoa học công nghệ đến gần với nông dân

Thứ ba - 08/02/2022 03:13
Vừa qua Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Bình Dương đã phối hợp với Trung tâm Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Phước tổ chức chương trình Tập huấn về Công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho trái cây có múi cho Hội Nông dân phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
TS. Hoàng Ngọc Cương chia sẻ với bà con tại chương trình
 
Đến tham dự buổi tập huấn có ông Đàm Văn Toàn – Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Phước; Bà Nguyễn Thị Thu Lan – Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Bình cùng các thành viên của Hội Nông dân phường Tân Bình. Hiện tại thành viên Hội Nông Dân là các cô chú chủ hộ, chủ cơ sở trồng trọt các loại cây ăn trái của địa phương. Chia sẻ tại chương trình, Ông Đàm Văn Toàn đánh giá cao những nghiên cứu về Công nghệ bảo quản sau thu hoạch của Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Bình Dương. Đây là hướng nghiên cứu có tính ứng dụng thực tế cao, giải quyết được các vấn đề, khó khăn của người nông dân. Ông Toàn cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Trường Đại học Bình Dương để tổ chức thêm nhiều buổi Tập huấn như thế này trong thời gian sắp tới.
TS. Hoàng Ngọc Cương hướng dẫn, giới thiệu đến bà con chế phẩm sinh học Nano-chitosan
 
Tại buổi Tập huấn, TS. Hoàng Ngọc Cương – Trưởng Khoa Công nghệ sinh học Nhà trường đã giới thiệu chi tiết về công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học Nano-chitosan. Đây là một sản phẩm có nguồn gốc từ vỏ tôm, cua, nang mực,… vốn là phế phẩm của ngành chế biến hải sản, hoàn toàn tự nhiên, rất an toàn trong sử dụng bảo quản nông sản. Việc ứng dụng Nano-chitosan đặc biệt có ý nghĩa trong bảo quản trái cây xuất khẩu. Vì sản phẩm này giúp ức chế các vi sinh vật, nấm mốc xuất hiện trong thời gian bảo quản trái cây. Từ đó góp phần đem thương hiệu trái cây Việt Nam vươn đến các quốc gia trên thế giới, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người nông dân. Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu của TS. Hoàng Ngọc Cương đã nghiên cứu, thử nghiệm và công bố nhiều kết quả trên các Tạp chí Khoa học quốc tế uy tín. Buổi Tập huấn không đi sâu vào các phương pháp nghiên cứu hàn lâm mà tập trung giải thích về bản chất và khả năng kháng nấm của Nano-chitosan trên nhóm trái cây có múi như bưởi, cam, quýt; Hướng dẫn cách thức sử dụng chế phẩm. Nhờ vậy người nông dân có thể hiểu và tin tưởng về tính an toàn sức khỏe khi sử dụng chế phẩm. Các cô chú chủ cơ sở trồng trọt cây ăn trái đã rất quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về việc ứng dụng Nano-chitosan cho TS. Hoàng Ngọc Cương.

Tin, ảnh: Khoa Công nghệ sinh học

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây